Về cơ bản thì chức năng lập chỉ mục và thu thập dữ liệu trên Search console vẫn thế, tuy nhiên thao tác đơn giản hơn nhiều.
Lập chỉ mục bằng Search Console phiên bản mới
Cuối tháng 3 năm 2019, Google Search Console tung ra phiên bản mới với giao diện cực kỳ dễ nhìn và ấn tượng. Do điều kiện công việc nên mình cũng chưa có thời gian để test hết những thay đổi này, có gì mới sẽ viết bài dần dần sau nhé :))
Ở bản Search Console này, tính năng Tìm nạp URL đã được đổi tên thành Kiểm tra URL, có mỗi thế thôi còn chức năng thì vẫn như cũ - vẫn là yêu cầu Google index bài viết càng nhanh càng tốt :))
Hướng dẫnlập chỉ mục trên Search Console mới
Bước 1
- Đăng nhập vào Search Console.
- Bên menu trái, chọn Kiểm tra URL.
- Paste URL bài viết cần kiểm tra của bạn vào khung và nhấn Enter
(ví dụ : https://www.123itvn.com/2019/04/cach-quay-man-hinh-co-am-thanh-tren-ios.html)
Paste URL của bạn vào đây
Bước 2
- Nếu bài viết đã được lập chỉ mục, bạn sẽ nhận được thông báo "URL nằm trên Google" (tìm nạp thành công).
- Nếu chưa thì website sẽ hiển thị như ảnh dưới. Khi đó bạn chỉ việc nhấn vào Yêu cầu lập chỉ mục và đợi Google index là xong. Đấy có thế thôi :))
Lập chỉ mục bằng Search Console phiên bản mới
Ở phiên bản trước, mình chỉ mất vài phút để Google index thành công URL mới và bài viết có mặt trên kết quả tìm kiếm. Nhưng với phiên bản này, rất khó để biết được chính xác khoảng thời gian lập chỉ mục. Ban đầu còn ngồi hóng, về sau thì kệ đấy, 2 hôm sau check lại thì thấy đã index :))
Với Google Search Console, quản trị viên sẽ nắm rõ hơn về cách tổ chức nội dung còn người làm SEO thì biết được những gì mà bộ máy tìm kiếm cần ở website của bạn. [LƯU Ý] Google Webmasters là tên gọi cũ của Search Console.
Quản trị website bằng Google Search Console (Google Webmasters)
Sau khi đăng nhập thành công, việc đầu tiên cần làm là đưa website vào danh sách thuộc tính. Ở đây, mỗi website sẽ được coi như 1 thuộc tính và được quản trị bởi Search Console.
- Nhập địa chỉ URL
Bạn có thể nhập URL của 1 website hoặc 1 ứng dụng android trên Google Play, tuy nhiên với nội dung bài viết này thì chúng ta sẽ bỏ qua phần android nhé, mình lấy ví dụ URL web : http://www.vuistt.com/
- Nhấn Thêm thuộc tính để chuyển sang bước tiếp theo.
Thêm thuộc tính trong Search Console (Google Webmasters)
- Tại đây, Google sẽ yêu cầu bạn phải xác minh quyền sở hữu với website thông qua nhiều phương pháp. Bạn có thể lựa chọn bất kỳ phương pháp nào phù hợp và làm theo thướng dẫn. Nhấn Xác Minh khi mọi thứ đã hoàn tất.
Các phương thức xác mình trong Search Console
Lưu ý : Quá trình xác minh có thể mất tới vài ngày. Và trong khoảng thời gian này, quản trị viên sẽ không thể nhìn thấy bất cứ thông tin nào cuae website trong Google Webmasters.
Quản trị website (thuộc tính)
Google Webmasters cung cấp rất nhiều công cụ để quản trị nội dung web. Mình sẽ liệt kê những chức năng chính mà mình cảm thấy thực sự có hiệu quả. Đối tượng áp dụng : www.123itvn.com
Danh sách chức năng trong
Search Console
Lưu lượng tìm kiếm
Phân tích tìm kiếm (keyword) : tổng hợp thông tin về tất cả các truy vấn, số lần nhấp chuột, vị trí trong kết quả tìm kiếm, ... liên quan tới website. Chỉ nhìn vào đây cũng có thể biết từ khoá nào được SEO tốt, từ nào chưa. Hãy điều chỉnh lại cho phù hợp :D
Phân tích từ khoá rất cụ thể trong Google Search Console (Google Webmasters)
Các liên kết tới trang web (backlink) : thống kê số lượng tên miền, backlink và những trang đang đặt backlink trỏ về website của bạn
Thống kê backlink trong Google Search Console
Thu thập dữ liệu
Tạo sitemap
Thông qua sitemap, các bộ máy tìm kiếm sẽ hiểu rõ hơn về cấu trúc cũng như nâng cao hiệu quả thu thập thông tin trên website của bạn.
Tham khảo : tạo sitemap cho blogspot
Lập chỉ mục (index) - Tìm nạp như Google
Đưa bài viết vào danh sách kết quả tìm kiếm trên Google một cách nhanh nhất có thể.
Ví dụ : với 1 website có lượng truy cập 2000/ngày thì mỗi bài viết mới sẽ cần khoảng 5 ngày để được index. Tuy nhiên nếu sử dụng công cụ lập chỉ mục trong Search Console, thời gian này chỉ còn tính bằng giờ, tức là nhanh hơn rất nhiều lần.
Xem chi tiết : lập chỉ mục cho website
Tài nguyên khác
- Page Speed Insight : công cụ phân tích, đánh giá và tăng tốc website.
- Tìm kiếm tùy chỉnh : xây dựng trang tìm kiếm giống Google cho website của bạn, cái này mình sẽ cập nhật sau :)
Lời kết
Hi vọng với việc khai thác Search Console (Google Webmasters), chúng ta sẽ có thể cải thiện đáng kể nội dung website, đẩy mạnh hiệu quả trong làm SEO. Chỉ cần làm tốt điều này là bạn đã có 1 website hoàn toàn khoẻ mạnh !
Google Webmasters là một công cụ hỗ trợ khá hiệu quả cho việc lập chỉ mục, giúp bài viết index nhanh chóng trên danh sách kết quả tìm kiếm.
Lưu ý : Trong năm 2016, Google Webmasters đã được đổi tên thành Google Search Console. Bài viết vẫn sử dụng tên gọi cũ.
Lập chỉ mục cho website hiệu quả với Google Webmasters
Google index : lập chỉ mục
Google index hay lập chỉ mục là một thuật ngữ trong SEO ám chỉ việc xuất hiện trong kết quả tìm kiếm (SERG) của 1 trang hay 1 URL bất kỳ. Công việc lập chỉ mục sẽ được đảm nhiệm bởi Googlebot - những con bọ chuyên đi thu thập và đánh dấu dữ liệu, googlebot còn có tên gọi khác là spider hoặc crawler.
Mỗi chỉ mục được coi như một kết tìm kiếm quả trỏ về website tương ứng. Số lượng chỉ mục càng nhiều, website càng có tín nhiệm cao trong bộ máy tìm kiếm. Nếu dùng công cụ SEOquake, bạn có thể nhận thấy rất nhiều website lớn ở Việt Nam như dantri.com.vn, zing.vn, ... có số lượng chỉ mục lên tới 7 - 8 con số (hàng triệu)
Tuy nhiên, google index chỉ là 1 mảng rất nhỏ trong SEO, không thể căn cứ hoàn toàn vào số lượng chỉ mục để kết luận bạn SEO tốt hay chưa. Nội dung vẫn là số 1 :)
Mối quan hệ giữa Google index và bộ máy tìm kiếm
Cách hoạt động của bộ máy tìm kiếm Google : Khi người dùng gõ vào 1 từ khóa trên Google (yêu cầu truy xuất dữ liệu). Các thuật toán tìm kiếm ngay lập tức sẽ tiến hành so sánh từ khóa đó với các chỉ mục đã được lập sẵn trong kho cơ sở dữ liệu. Sau đó những kết quả tìm kiếm ban đầu sẽ được lọc qua gần 200 yếu tố xếp hạng khác để trả lại kết quả chính thức cuối cùng.
Thông thường, việc lập chỉ mục được thực hiện tự động bởi các trình thu thập dữ liệu googlebot. Google bot sẽ liên tục thu thập thông tin trên URL nào mà chúng gặp phải cùng tất cả những URL khác được liên kết với URL đang index. Quá trình này sẽ lặp lại liên tục cho đến khi tất cả các đường dẫn URL đều được lập chỉ mục.
Ví dụ : mình có hai trang web A, B. Ở trang A, mình đặt một textlink C trỏ sang trang B. Khi con bọ tìm kiếm vào trang A lập chỉ mục, nó sẽ chạy nhảy khắp nơi để thu thập dữ liệu cho đến khi gặp textlink C , nó sẽ đi theo liên kết này sang tới trang B. Sau đó, tiếp tục thu thập dữ liệu để lập chỉ mục ở trang B.
Với ví dụ trên, có thể thấy việc liên kết giữa các trang web càng được mở rộng thì những con bọ sẽ ghé thăm càng thường xuyên hơn. Điều này rất có ích khi SEO. Để hiểu rõ thêm về mối quan hệ giữa việc lập chỉ mục và bộ máy tìm kiếm, hãy xem clip dưới đây :
Lập chỉ mục hiệu quả với Google Webmasters
Google Webmasters là một công cụ được Google thiết kế dành cho những người quản trị web. Google Webmasters giúp ích rất nhiều trong việc định hướng phát triển nội dung trên website, nhất là việc làm SEO. Đăng ký tài khoản google nếu bạn chưa có nhé.
Với bài đăng mới trên 123itvn, sau khi được mình lập chỉ mục thì khoảng vài phút sau là đã có mặt trong kết quả tìm kiếm của Google. Thay vì chờ đợi googlebot, Google Webmasters sẽ giúp bạn gọi chúng đến để lập chỉ mục trực tiếp. Rõ ràng là nhanh hơn hẳn, đúng không ?
Bước 1
- Đăng nhập Google Webmasters.
- Lựa chọn website quản trị.
- Bên menu trái, chọn Thu thập dữ liệu ⇒ Tìm nạp như Google
.
index chỉ mục bằng Google Webmasters
Bước 2
- 1 đường dẫn thường có dạng "abc.com/vi-du.html" thì chúng ta sẽ copy paste phần bôi đậm vào khung lập chỉ mục. Để trống URL nếu bạn muốn tìm nạp trang chủ.
- Lựa chọn thiết bị tìm nạp, thông thường sẽ là máy tính để bàn. Thiết bị cầm tay sẽ được tự động index ngay sau đó.
Tìm nạp như Google
Bước 3 : Tìm nạp
Sau khi cung cấp đầy đủ URL cùng giao diện tìm nạp, nhấn TÌM NẠP để Googlebot bắt đầu tiến hành thu thập dữ liệu. Nếu muốn xem trước giao diện, nhấn nút TÌM NẠP VÀ HIỂN THỊ.
Bước 4 : Lập chỉ mục
Kết thúc quá trình tìm nạp, Google Webmastesr sẽ trả lại kết quả ngay ở hàng đầu tiên trong danh sách tìm nạp cùng 1 trong các trạng thái sau :
- Hoàn tất : tìm nạp URL thành công.
- Đã chuyển hướng : URL đã được chuyển hướng.
- Không thể truy cập : URL không tồn tại hoặc bị chặn bởi tệp tin robot.txt
Với trạng thái hoàn tất, bạn có thể lập chỉ mục cho URL hiện tại bằng cách nhấn vào nút Gửi tới chỉ mục
Kết thúc quá trình tìm nạp
Bước 5 : Lựa chọn phương pháp gửi
- Chỉ thu thập thông tin URL này : lập chỉ mục cho duy nhất URL vừa tìm nạp.
- Thu thập thông tin URL này và các liên kết trực tiếp của URL này : lập chỉ mục cho URL vừa tìm nạp cùng các URL khác có liên kết với nó.
Nhấn Gửi để kết thúc việc lập chỉ mục. Quá trình lập chỉ mục diễn ra tương đối nhanh chóng trong khoảng từ 1 đến 5 phút !
Lựa chọn phương pháp khi index bằng Google Webmasters
Kiểm tra việc lập chỉ mục trên Google Webmasters
Để đảm bảo quá trình lập chỉ mục trên Google Webmasters đã hoàn tất, bạn có thể lên Google rồi gõ nguyên văn tiêu đề bài viết vào ô tìm kiếm. Sau đó thì kiểm tra xem bài viết đã có mặt trên kết quả tìm kiếm chưa nhé.
Với blogger, lỗi 404 luôn mang đến những nguy cơ tiềm ẩn có tác động tiêu cực đến sự phát triển của blogspot.
Tổng quan về lỗi 404
Khi truy cập vào trang bất kỳ trên website, nếu nội dung ở trang đó không tồn tại, server sẽ chuyển hướng chúng ta đến một trang khác và đưa ra lỗi không tìm thấy404 - Page not Found. Lỗi 404 xuất hiện khi liên kết đang truy câọ đã bị chết hoặc bị gãy. Ví dụ : http://www.123itvn.com/2014/03/vidu-123.html
Về cơ bản, lỗi 404 được sử dụng để thông báo cho người dùng về việc không tìm thấy kết quả cho yêu cầu truy vấn hiện tại. Tuy nhiên, không phải website hay blogspot nào cũng có sẵn chức năng này, điều đó buộc những webmaster, blogger phải tự xây dựng cho mĩnh những trang thông báo lỗi 404.
Mỗi bộ máy tìm kiếm trên thế giới đều có riêng những con bot để thu thập thông tin và index lập chỉ mục như Googlebot, Bingbot, Yahoobot, ... Trong quá trình đó, nếu chúng phát hiện ra các liên kết không tồn tại thì những liên kết này sẽ được liệt vào danh sách lỗi 404.
Lỗi 404 trên Google
Ảnh hưởng của lỗi 404 tới blogspot
Với người dùng : việc tìm kiếm được 1 liên kết đã chết sẽ khiến người dùng có ấn tượng không tốt với blogspot vừa truy cập. Khả năng blog này bị bỏ qua trong những lần tìm kiếm tiếp theo tương đối lớn dẫn đến hậu quả mất đi 1 lượng khách truy cập.
Với bộ máy tìm kiếm : lỗi 404 sẽ khiến các con bọ tìm kiếm không thể truy cập liên kết để lập chỉ mục, dẫn tới việc blogspot bị giảm hạng nghiêm trọng trong danh sách tìm kiếm, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm SEO, thậm chí là biến khỏi top 100 nếu blogspot đó có chứa quá nhiều lỗi 404.
Chung quy lại, nếu như chúng ta không kịp thời phát hiện và xử lý nhanh chóng, lỗi 404 sẽ gây tác động tiêu cực tới sự phát triển của blogspot lâu dài. Do đó, việc xử lý triệt để lỗi 404 càng sớm sẽ càng tốt.
Công cụ phát hiện lỗi 404 cho blogger
Hiện nay, có rất nhiều công cụ hữu ích giúp các blogger phát hiện ra lỗi 404 nhanh chóng nhưng trong đó thì mình thấy Google Webmaster vượt trội hơn cả. Trên thực tế, Google Webmaster là 1 công cụ quản lý website của Google đã có sẵn chức năng phát hiện lỗi 404. Khi tìm được bất cứ lỗi 404 nào, Google Webmaster sẽ tự động thông báo cho người quản lý để tiến hành xử lý.
Xử lý lỗi 404 trong blogspot
Bước 1 : Xây dựng trang thông báo lỗi 404
Trước tiên, chúng ta cần xây dựng hoàn chỉnh 1 trang thông báo lỗi để giúp cho người dùng biết lý do vì sao họ không thể truy cập được những liên kết hiện tại. Công việc này tương đối đơn giản những lại mang tính quyết định trong việc có níu giữ được chân khách truy cập hay không. Do đó xây dựng trang báo lỗi 404 thân thiện với người dùng là rất quan trọng.
Bước 2 : Xác định liên kết gãy từ Google Webmaster
Trong quá trình thu thập thông tin, Google Webmaster đã cung cấp sẵn cho chúng ta những liên kết bị gãy. Để xem danh sách này, tại menu trái của Google Webmaster chọn Thu thập dữ liệu / Lỗi thu thập dữ liệu. Đây là những liên kết sẽ được chuyển hướng trong bước 3.
Ví dụ : mình sẽ copy liên kết u/v/như trong ảnh dưới.
Lấy địa chỉ nguồn
Bước 3 : Chuyển hướng liên hết gãy về trang thông báo lỗi Mặc định, blogspot không được Google hỗ trợ sẵn trang thông báo lỗi 404, do đó blogger phải tự tiến hành chuyển hướng những liên kết bị gãy về trang vừa được tạo ở bước 1 theo các bước sau :
- Vào phần Cài đặt / Tùy chọn tìm kiếm của blogspot, ở mục Lỗi và chuyển hướng chọn tiếp Chỉnh sửa.
- Ở cửa sổ Lỗi và chuyển hướng, chọn Chuyển hướng mớiđể tiến hành chuyển hướng cho các liên kết gãy trên blogspot. Sau đó điền chính xác thông tin vào 2 ô địa chỉ :
+Ô thứ nhất - địa chỉ nguồn : nhập liên kết gãy cần chuyển hướng 404. Địa chỉ này sẽ được lấy từ Google Webmaster.
Ví dụ : liên kết u/v/ vừa được copy ở bước 2.
+ Ô thứ hai - địa chỉ đích : liên kết trang thông báo lỗi mà chúng ta vừa tạo, chỉ lấy phần URL phía sau tên miền.
Ví dụ : http://www.123itvn.com/p/blog-page.html thì chỉ lấy /p/blog-page.html Lưu ý : Cả 2 địa chỉ trị nguồn và đích không được để trống, có độ dài lớn hơn 256 ký tự và phải bắt đầu bằng ký tự "/"
Sau khi điền đầy đủ thông ti , ấn Lưu để kết thúc việc chuyển hướng tùy chỉnh. Sau đó chọn tiếp Lưu thay đổi để thoát khỏi mục Lỗi và chuyển hướng.
Bước 4 : Đánh dấu cố định cho liên kết hỏng
Quay trở lại danh sách các liên hết hỏng ở Google Webmaster, chọn những liên kết vừa được chuyển hướng rồi nhấn ĐÁNH DẤU LÀ CỐ ĐỊNH để xóa chúng khỏi danh sách lỗi 404. Hãy chắc chắn là bạn đã làm đúng như hướng dẫn ở bước 3 bởi
vì chỉ cần một sai sót nhỏ ở địa chỉ nguồn hoặc đích, những liên kết này
sẽ có mặt lại trong danh sách 404 do chuyển hướng chưa thành công.
Bước 5 : Kiểm tra lại liên kết
Để chắc chắn cho việc xử lý lỗi 404 thành công, hãy click lại vào những liên kết này xem chúng có được chuyển hướng tới trang thông báo lỗi không nhé.
Một công cụ hiệu quả giúp nội dung trên website của bạn được lập chỉ mục nhanh chóng.
Quản lý sitemap bằng Google Search Console
Sitemap là gì ?
Sitemap - sơ đồ trang web, nó được ví như bản vẽ của một ngôi nhà vậy. Nhìn vào đó, chúng ta có thể biết được những chuyên mục hay bài viết đã có trên website. Với các bộ máy tìm kiếm (search engine) thì sitemap đóng vai trò như một công cụ giúp nội dung đượclập chỉ mục nhanh chóng.
Ở bài viết này, mình sẽ sử dụng Google Search Console (tên gọi cũ : Google Webmasters) để quản lý sitemap cũng như thu thập, tìm nạp dữ liệu trên website. Cái tên Search Console có lẽ cũng đã khá quen thuộc với nhiều quản trị viên rồi đúng không ? :D
Thêm sitemap trong Google Search Console
Trước khi làm điều này, hãy đảm bảo là website của bạn đã được thêm vào Search Console (thao tác đầu tiên để sử dụng), bạn có thể xem lại link bên trên để nắm rõ thêm nhé. Bước 1 : Đăng nhập vào Search Console, chọn website mà bạn muốn tạo sitemap.
Danh sách website được quản lý bởi công cụ Google Search Console
Bước 2 - Bên menu trái, Chọn Thu thập dữ liệu ⇒ Sơ đồ trang web - Chọn tiếp THÊM/KIỂM TRA SƠ ĐỒ TRANG WEB
- Xuất hiện thông báo, thêm đường dẫn phù hợp vào khung trống rồi nhấn Gửi.
Với blogspot
Lưu ý
Ở một số website khác, khi mình đọc qua bài viết về cách tạo Sitemap cho Blogspot, họ chỉ cung cấp duy nhất dòng code đầu tiên, việc này rất nguy hiểm, vì nếu bạn chỉ sử dụng nó mà không có thêm 2 dòng còn lại, Google chỉ index được 26 bài viết đầu tiên.