MMO - kiếm tiền online và thủ thuật máy tính


Cộng đồng vui bựa status Tham gia đê

Xóa lịch sử cắm USB trên máy tính

10:37 |

Hướng dẫn xóa lịch sử cắm USB trên máy tính và trong cả registry thành công


Xóa lịch sử cắm USB trên máy tính
Xóa lịch sử cắm USB trên máy tính 

Xóa lịch sử cắm USB bằng phần mềm USBDeview


Tải về USBDeview


USBDeview là một phần mềm cho phép bạn có thể xem và xóa lịch sử của những thiết bị đã từng kết với máy tính qua cổng USB. USBDeview chạy trên hệ điều hành Windows, có giao diện khá đơn giản và dễ sử dụng.


- Sau khi tải về thành công ⇒ Giải nén và chạy file usbdeview.exe nhé (chạy trực tiếp mà không cần cài đặt).

Cách xóa lịch sử cắm USB bằng USBDeview


Khi khởi chạy, USBDeview sẽ đưa ra danh sách của những thiết bị đã từng được cắm vào máy tính kèm theo trạng thái kết nối của chúng.
  • Màu xanh lá: hiện đang sử dụng
  • Màu xám: đã ngắt kết nối
  • Ngoài ra còn màu tím nữa, là gì thì anh em tự khám phá nhé =))

Để xóa một thiết bị bất kỳ, hãy nhấn chuột phải vào nó và chọn Uninstall Selected Devices. Các bạn cũng có thể chọn xóa nhiều thiết bị cùng lúc.

Xóa lịch sử cắm USB trên máy tính
Giao diện của phần mềm USBDeview

Đánh giá USBDeview


Qua nhiều lần kiểm tra, mình thấy USBDeview đã xóa được lịch sử cắm USB trên máy tính, nhưng chưa hoàn toàn triệt để. Bởi khi check trong Windows Registry - một nơi lưu trữ cấu hình hệ thống trong Windows, mình vẫn có thể phát hiện ra lịch sử kết nối của những thiết bị này. Mình làm được thì rất nhiều anh em khác cũng sẽ làm được.
⇒ Do đó, chúng ta sẽ cần thực hiện thêm một thao tác quan trọng nữa. Chi tiết như lào mời anh em đọc phần tiếp theo của bài viết nhé 😁

Xóa lịch sử cắm USB trong Windows Registry


Bước 1: Xem lịch sử kết nối USB trong USBSTOR


USBSTOR (viết tắt của USB Storage Devices) là một thư mục trong Registry có nhiệm vụ lưu lại lịch sử những thiết bị đã từng kết nối vào máy tính - đây chính nơi mà mình vừa check ở trên.

Để mở thư mục USBSTOR, trên máy tính: 
- Nhấn tổ hợp phím Windows + R.
- Bảng Run xuất hiện, gõ regedit và nhấn Enter.

Xóa lịch sử cắm USB trên máy tính
Chạy lệnh regedit trên Windows

- Tại giao diện của Registry Editor, chọn lần lượt các thư mục theo thứ tự sau:
⇒ Computer 
⇒ HKEY_LOCAL_MACHINE 
⇒ SYSTEM 
⇒ ControlSet001 
⇒ Enum 
⇒ USBSTOR

Xóa lịch sử cắm USB trên máy tính
Thư mục USBSTOR trong Regedit Editor

Như ở hình trên, USBSTOR của mình chỉ đang hiển thị 1 thiết bị là Kingston Data Traveler 3.0, mình thường dùng con USB này để copy linh tinh 😆 Muốn xóa hoàn toàn lịch sử cắm USB trên máy tính,chúng ta bắt buộc phải xóa được thư mục USBSTOR này !

Bước 2: Cách xóa USBSTOR


Lưu ý
Trước khi thực hiện thao tác xóa, hãy rút tất cả những chiếc USB đang được cắm trên máy tính của bạn ra đã nhé.



- Giải nén, chạy USBObvilion bản 32bit hoặc 64bit tùy theo hệ điều hành Windows.
- Đánh dấu tích vào 2 ô Do real cleanSave backup ⇒ sau đó nhấn Clean để phần mềm USBOblivion tiến hành xóa lịch sử cắm USB trên máy tính.

Xóa lịch sử cắm USB trên máy tính thành công
Chạy phần mềm USBOblivion 64bit

- Khi nào xuất hiện dòng Done là lúc ấy việc quét và xóa lịch sử cắm USB trên máy tính đã hoàn tất.

Xóa lịch sử cắm USB trên máy tính thành công
Xóa lịch sử cắm USB trên máy tính hoàn tất

- Quay trở lại Registry Editor, nhấn F5 để refresh thì bạn sẽ thấy thư mục USBSTOR không còn nữa. Điều đó có nghĩa là lịch sử cắm USB trên máy tính đã được xóa sạch sẽ rồi đấy :))

Xóa lịch sử cắm USB trên máy tính thành công
Thư mục USBSTOR đã không còn trong Registry Editor

Bước 3: Giúp máy tính nhận ra USB

Nhiều anh em sẽ thắc mắc là tại sao lại có thêm bước này đúng không, hehe :))

USBOblivion có một nhược điểm chí mạng là sau khi xóa xong lịch sử cắm USB thì máy tính sẽ không thể nhận diện được những thiết bị này nữa.  Dù bạn có rút ra cắm lại kiểu gì thì những chiếc USB, máy in hay máy scan ... cũng không sử dụng được.

Lưu ý
Việc không nhận diện được chỉ áp dụng với những thiết bị nằm trong mục USBSTOR (đã bị xóa ở trên), còn những thiết bị khác chưa từng được kết nối với máy tính thì không sao nhé.

Để fix lỗi này, hãy làm theo hướng dẫn sau.
- Trước tiên, hãy cắm lại thiết bị mà bạn muốn Windows nhận diện được. Ở bài viết này, mình sẽ sử dụng chiếc USB 3.0 vừa nhắc đến ở trên.
- Tại màn hình desktop, chuột phải vào This PC và chọn Manage.

Xóa lịch sử cắm USB trên máy tính
Mở Manage

- Tại giao diện Computer Management ⇒ chọn Device Manage ⇒ kéo xuống phần Storage volumes, chúng ta sẽ thấy có 1 thiết bị hiện đang không nhận diện được và được hiển thị tên là Volume. Yep, đó chính là chiếc USB của mình đấy :))
- Chuột phải vào nó ⇒ chọn Uninstall device để gỡ ra.

Xóa lịch sử cắm USB trên máy tính
Gỡ bỏ thiết bị không được nhận diện khỏi Device Manager

- Chọn tiếp Uninstall để xác nhận việc gỡ bỏ, sau đó khởi động lại máy tính (bắt buộc).

Xóa lịch sử cắm USB trên máy tính
Xác nhận việc gỡ bỏ

- Sau khi khởi động lại máy tính, mở Device Manager ⇒ tìm đến mục Other devices, lúc này bạn sẽ thấy tên của 1 thiết bị là Kingston Data Traveler 3.0 nhưng lúc này nó vẫn chưa được xác định nên máy tính chưa hiểu đây là thiết bị gì ⇒ chuột phải vào nó và chọn tiếp Uninstall device một lần nữa. 

Xóa lịch sử cắm USB trên máy tính
Uninstall thêm 1 lần nữa

- Lúc này, bạn chỉ việc rút USB ra cắm lại là máy tính sẽ nhận diện được. Okie, giờ thì lại sử dụng mọi thứ một cách bình thường rồi nhé!

Xóa lịch sử cắm USB trên máy tính
Máy tính đã nhận diện được USB


Từ khóa tìm kiếm :

  • xóa lịch sử cắm usb trên máy tính
  • xóa lịch sử cắm usb vào máy tính
  • phần mềm xóa lịch sử cắm usb
  • xóa lịch sử usb trong registry
  • xóa usbstor
  • usbdeview

Cấu hình wifi UniFi trên máy tính chạy Windows

16:38 |

Hướng dẫn cơ bản dành cho quản trị viên trong việc cấu hình thiết bị phát sóng wifi UniFi AP AC Pro.


Ở bài viết trước, mình đã chia sẻ với các bạn cách cài đặt và cấu hình wifi UniFi trên điện thoại, ngày hôm nay sẽ vẫn là cấu hình wifi Unifi nhưng thao tác trên máy tính cá nhân chạy Windows 10 nhé.

Chuẩn bị gì

Sơ đồ kết nối


Mình tạm vẽ lại sơ đồ như hình dưới để các bạn có thể nắm rõ hơn về việc kết nối các thiết bị với nhau nhé.
  • Nối dây mạng từ cổng PoE trên củ sạc (adapter màu trắng) tới cổng Main trên wifi UniFi
  • Nối dây mạng từ cổng LAN trên củ sạc tới Router/Switch
  • Từ Router/Switch, tiếp tục nối dây mạng tới máy tính cá nhân. Mục đích của việc làm này là để PC và wifi UniFi sẽ có cùng dải địa chỉ IP ⇒ như vậy mới cấu hình được

Cấu hình wifi UniFi trên máy tính chạy Windows
Wifi UniFi và PC phải cùng 1 dải mạng mới cấu hình được nhé

Tải về Java 11

- Java 11 là môi trường cần có để chạy được các phần mềm của UniFi. Trong hình dưới, mình sẽ chọn hệ điều hành Windows và phiên bản 64bit (hệ điều hành PC mình đang chạy). Sau đó tải về file cài đặt có đuôi .msi, với file nén đuôi .zip thì cứ kệ thôi, anh em thích tải về cũng được nhé :))

Cấu hình wifi UniFi trên máy tính chạy Windows
Chọn đúng hệ điều hành PC trước khi tải về

- Sau khi tải về thành công file JDK, tiến hành cài đặt luôn nhé.

Cấu hình wifi UniFi trên máy tính chạy Windows
Cài đặt Java 11 của Adoptium

Tải về UniFi Controller


- UniFi Controller là phần mềm được sử dụng để quản lý các thiết bị mạng của UniFi, phần mềm này đang hỗ trợ cho 3 hệ điều hành bao gồm Linux, MacOS và Windows. 

Cấu hình wifi UniFi trên máy tính chạy Windows
Tải về phiên bản mới nhất dành cho Windows

- Chạy file setup sau khi tải về thành công, (cứ nhấn Next thôi nhé).

Cấu hình wifi UniFi trên máy tính chạy Windows
 Nhớ tích vào ô Start Unifi Network application after installation 
để khởi chạy UniFi Controller ngay sau khi hoàn tất việc cài đặt nhé

Cấu hình wifi UniFi trên Windows 10


Sau khi khởi chạy phần mềm Unifi Controller, một thông báo sẽ xuất hiện trên màn hình, hãy nhấn vào ô Launch a Browser to Manage the Network để mở giao diện quản trị (chạy trên trình duyệt web).

Cấu hình wifi UniFi trên máy tính chạy Windows
Mở giao diện quản trị

Bước 1: Đặt tên cho tác vụ quản trị

Cấu hình wifi UniFi trên máy tính chạy Windows
Đặt tên cho tác vụ quản trị

Bước 2: Đăng nhập

  • Lựa chọn 1 : với những anh em đã có tài khoản đăng ký trên Ubiquiti, các bạn chỉ cần đăng nhập trực tiếp bằng việc cung cấp UsernamePassword là xong.
  • Lựa chọn 2 : tạo tài khoản local ngay trên máy tính và chỉ có thể đăng nhập giao diện quản trị bằng máy tính này mà thôi. 

Mình sẽ sử dụng lựa chọn thứ 2 vì cảm thấy nó tiện hơn, cũng không cần đăng ký quá nhiều thông tin. Okay, giờ thì nhấn vào Switch to Advanced Setup để tiếp tục nhé.

Cấu hình wifi UniFi trên máy tính chạy Windows
Chuyển sang "Cài đặt nâng cao"

Tắt 2 tính năng "Enable Remote Access" và "Use your Ubiquiti account for local access" vì lúc này việc đăng nhập bằng tài khoản Ubiquiti là không còn cần thiết.

Cấu hình wifi UniFi trên máy tính chạy Windows
Vô hiệu hóa đăng nhập bằng tài khoản Ubiquiti

Nhập mới các thông tin bao gồm: username, passwordemail của admin (riêng cái email local mình thấy không cần thiết lắm).

Cấu hình wifi UniFi trên máy tính chạy Windows
Tạo thông tin đăng nhập cho quản trị viên

Bước 3
Enable Auto Backup : tự động sao lưu.
Tùy vào mục đích sử dụng mà chúng ta có thể kích hoạt các tính năng này hoặc không.

Cấu hình wifi UniFi trên máy tính chạy Windows
Cứ để mặc định mà Next thôi

Bước 4: Lựa chọn thiết bị để cấu hình
Ở bước này, máy tính sẽ hiển thị các thiết bị của UniFi hiện đang khả dụng trong mạng và có thể kết nối. Nếu máy tính cá nhân và wifi UniFi không cùng 1 dải mạng, chắc chắn bạn sẽ không tìm thấy gì đâu nhé.

Hiện tại, mình chỉ đang cấu hình duy nhất 1 thiết bị là wifi UniFi AC AP Pro nên sẽ đánh dấu tích ở đầu dòng và chuyển luôn sang bước tiếp theo.

Cấu hình wifi UniFi trên máy tính chạy Windows
Chọn thiết bị cần cấu hình

Bước 5 : Cài đặt wifi
- Đặt tên và mật khẩu cho wifi.
- Mặc định, wifi của UniFi sẽ có 2 băng tần lần lượt là 2,4 GHz và 5 GHz. Khi phát sóng, người dùng sẽ bắt được 2 mạng wifi trên thiết bị. Nếu bạn chỉ muốn gom chúng làm 1 mạng duy nhất thì hãy chọn vào mục Combine 2 GHz and 5 GHz Wifi Network Names into one nhé !

Cấu hình wifi UniFi trên máy tính chạy Windows
Thiết lập các thông số cho mạng wifi

Bước 6
Kiểm tra lại các thông số trên wifi, nếu tất cả đều chính xác thì nhấn Finish để hệ thống bắt đầu việc cấu hình.

Cấu hình wifi UniFi trên máy tính chạy Windows
Check lại thông số trước khi cấu hình

Đợi một lát là xong nhé :))

Cấu hình wifi UniFi trên máy tính chạy Windows
% tiến độ cấu hình

Các thao tác quản trị


Đặt địa chỉ IP động hoặc tĩnh cho wifi UniFi


Bên menu trái, nhấn vào icon UniFi Devices ⇒ chọn thiết bị ⇒ bảng cấu hình xuất hiện, chọn cột IP Address tab Settings ⇒ DHCP hoặc Static .

Cấu hình wifi UniFi trên máy tính chạy Windows
Cấu hình địa chỉ IP trên wifi UniFi

Lưu ý
- Dải IP do wifi UniFi cấp phát cho các thiết bị sẽ phụ thuộc vào IP đầu vào.


Từ khóa tìm kiếm :

  • cấu hình unifi controller
  • cài đặt unifi controller
  • cấu hình wifi unifi trên máy tính
  • unifi controller download

Điều khiển máy tính từ xa bằng Chrome Remote Desktop trên iPhone và iPad

15:49 |

Chrome Remote Desktop - một ứng dụng cho phép iPhone của bạn có thể truy cập và điều khiển máy tính cá nhân ngay từ xa.


Điều khiển máy tính từ xa bằng Chrome Remote Desktop trên iPhone và iPad
Điều khiển máy tính từ xa bằng Chrome Remote Desktop trên iPhone và iPad

Do đặc thù của công việc, mình phải thường xuyên làm việc trên nhiều máy tính ở cùng một thời điểm khác nhau. Nếu có sẵn 1 chiếc laptop thì quá tiện rồi, chỉ cần bật Teamview hay Ultraview lên là xong nhưng không phải lúc nào mình cũng có thể mang laptop theo bên người được. 

Mình đã từng dùng thử Teamview trên iphone để remote máy tính từ xa nhưng hiệu quả không cao, khó tao tác và màn hình thì cực kỳ khó nhìn. Đôi khi nó còn liên quan đến bản quyền nữa. Nhưng, tất cả đã thay đổi cho tới khi mình bắt gặp Chrome Remote Desktop.

Ưu điểm của Chrome Remote Desktop


- Giao diện đơn giản, dễ thao tác.
- Mỗi máy tính chỉ cần duy nhất 1 mật khẩu, bật máy lên là vào việc luôn :)) Điều này đơn giản hơn rất nhiều so với việc bạn phải ghi nhớ mật khẩu của Teamview hay Ultraview cho những lần truy cập tiếp theo.

Hạn chế


- Chưa thể thực hiện chức năng Copy - Paste hay một số tổ hợp phím.
Khắc phục : dùng bàn phím ảo và dính nó vào taskbar.

Cách kết nối iPhone với máy tính bằng Chrome Remote Desktop

Lưu ý
- Tài khoản Google dùng ở các bước phải là giống nhau.
- Sử dụng trình duyệt Chrome hoặc Cốc Cốc.
- Trên iPad, anh em thao tác kết nối cũng tương tự nhé. iPad màn to dùng thích lắm luôn 😝

Bước 1 : Cài đặt ứng dụng Chrome Remote Desktop trên iPhone/iPad


- Cài đặt từ App Store tại link này.
- Sau khi cài đặt thành công, hãy đăng nhập ứng dụng bằng tài khoản Google bạn muốn nhé.

Bước 2 : Thao tác trên máy tính


- Mở trình duyệt, vào google.com.vn và đăng nhập tài khoản Google giống bước 1.
- Truy cập tiếp vào đường link sau : https://remotedesktop.google.com/?pli=1
- Để bắt đầu kết nối, hãy chọn mục Truy cập vào máy tính của tôi.

Điều khiển máy tính từ xa bằng Chrome Remote Desktop trên iPhone và iPad
Bắt đầu kết nối iphone với máy tính cá nhân

- Nhấn nút tải xuống để trình duyệt tải về các ứng dụng cần thiết cho việc thiết lập quyền truy cập từ xa.

Điều khiển máy tính từ xa bằng Chrome Remote Desktop trên iPhone và iPad
Thiết lập quyền truy cập từ xa

- Một cửa sổ mới được bật ra, hãy chọn Thêm vào Chrome để tích hợp add-on vào trình duyệt. Thiếu add-on này là không chạy được ứng dụng đâu nhé !

Điều khiển máy tính từ xa bằng Chrome Remote Desktop trên iPhone và iPad
Thêm add-on Chrome Remote Desktop vào trình duyệt

- Sau khi cài đặt add-on thành công, trình duyệt sẽ tự động tải về thêm một file nữa có tên kiểu chromeremotedesktophost.msi. Khi đó, bạn chỉ việc nhấn vào nút Chấp nhận và cài đặt ở màn hình máy tính thôi nhé.

Điều khiển máy tính từ xa bằng Chrome Remote Desktop trên iPhone và iPad
Cài đặt phần mềm đi cùng trên máy tính cá nhân

- Chọn Run và chuyển sang thao tác tiếp theo.

Điều khiển máy tính từ xa bằng Chrome Remote Desktop trên iPhone và iPad
Chạy app bằng 2 cách : từ trình duyệt hoặc ở mục Download trên PC

- Sau khi hoàn tất việc cài đặt, màn hình trình duyệt sẽ xuất hiện một thông báo về việc đặt tên cho máy tính. Các bạn có thể đặt tên tùy ý,sao cho dễ hiểu và dễ phân biệt trong trường hợp kết nối iphone tới nhiều máy tính khác nhau.

Điều khiển máy tính từ xa bằng Chrome Remote Desktop trên iPhone và iPad
Đặt tên cho máy tính cá nhân

- Tiếp đến là đặt mật khẩu, sau đó nhấn Bắt đầu.

Điều khiển máy tính từ xa bằng Chrome Remote Desktop trên iPhone và iPad
Bước cuối : đặt mật khẩu

- Giao diện khi kết nối thành công. Như ở ảnh dưới, mình đã kết nối cả 2 máy tính (1 cái ở cơ quan, 1 cái ở nhà) với iPhone :))

Điều khiển máy tính từ xa bằng Chrome Remote Desktop trên iPhone và iPad
Các máy tính có thể được kết nối với iPhone của mình

Bước 3 : Thao tác truy cập từ xa trên iPhone


- Mở ứng dụng
- Những máy tính nào có trạng thái là Trực tuyến thì có thể kết nối tới iPhone.

Điều khiển máy tính từ xa bằng Chrome Remote Desktop trên iPhone và iPad

- Mình sẽ chọn máy tính ở nhà có tên là NCP-Home, sau đó gõ chính xác mật khẩu đã tạo ở bước 2.



- Truy cập từ xa thành công, đến đây chúng ta có thể phóng to / thu nhỏ màn hình để tiện cho việc thao tác. Ngoài ra, nếu bạn muốn xuất hiện con trỏ, bàn phím hay muốn nhấn tổ hợp Crtl Alt Del ... thì tất cả cũng đều có trong nút menu xanh ở góc dưới bên phải màn hình đấy nhé, cái này để anh em tự khám phá thôi :))

Điều khiển máy tính từ xa bằng Chrome Remote Desktop trên iPhone và iPad
Ảnh chụp từ màn hình điện thoại

Lời kết


Với bản thân mình, Chrome Remote Desktop là một ứng dụng thật sự hữu ích. Nó đem lại hiệu quả sử dụng rất khác biêt khi so sánh với Teamview hay những phần mềm tương tự và trong tương lai, mình nghĩ đội ngũ của Google sẽ còn có nhiều nâng cấp thú vị hơn nữa.



Từ khóa tìm kiếm :

  • Chrome Remote Desktop
  • Cách sử dụng Chrome Remote Desktop
  • Chrome Remote Desktop trên điện thoại
  • Kết nối iphone với máy tính bằng Chrome
  • Quên mã PIN Chrome Remote Desktop
  • Kết nối điện thoại với máy tính Chrome
  • Cách sử dụng Chrome Remote Desktop iOS
  • Remote máy tính bằng Chrome

Lỗi khổ giấy A4 và Letter trên máy in HP 2035

09:08 |

Rõ ràng máy in HP 2035 đã được định dạng khổ giấy A4 nhưng in ra lại là Letter chứ không phải A4, cùng fix nhé anh em 😆


Lỗi khổ giấy A4 và Letter trên máy in HP 2035
Lỗi khổ giấy A4 và Letter trên máy in HP 2035

Trước khi đi vào nội dung chính của bài viết, mình có 2 bí mật muốn bật mí cho các bạn :))
Khổ A4 : đây là định dạng khổ giấy cực kỳ phổ biến ở Việt Nam hiện nay, hầu hết những giấy tờ, tài liệu .... trong cuộc sống của chúng ta đều được in bằng khổ A4.
Khổ letter : vẫn sử dụng giấy in A4 nhưng các thông số căn lề đã được thay đổi. Khổ giấy này thường được ưa chuộng tại châu Âu.

Nhận biết lỗi khổ giấy Letter


Với khổ letter, văn bản khi in ra :
- Căn chỉnh lề sẽ bị co lại theo cả 4 chiều mặc dù bạn đã margin cẩn thận.
- Cỡ chữ cũng thay đổi, thường sẽ là nhỏ hơn so với nội dung trên soạn thảo văn bản. Đoạn này mấy ông hay làm word tinh ý là nhận ra ngay :))

In khổ A4 nhưng lại ra letter là một lỗi có liên quan tới việc định dạng khổ giấy trên máy in HP 2035. Nó rất ít khi xảy ra nhưng nếu không có chuyên môn thì xử lý cũng khoai đấy. Yên cmn tâm, bài viết này sẽ giúp các bạn :))

Cách xử lý lỗi khổ giấy A4 và Letter khi in


Setup lại từ đầu


- Gỡ driver máy in và cài lại. Tải về driver HP2035 tại đây.
- Kiểm tra căn chỉnh margin trong Word.

Nghe có vẻ đơn giản nhỉ ? Nó cũng giống như kiểu khi máy tính bị đơ thì chúng ta ấn nút Restart vậy. Thật ra, mình chỉ muốn đảm bảo rằng driver máy in mà bạn đang chạy là chính hãng và việc định dạng, căn chỉnh trong phần mềm Word là đúng như các bạn mong muốn. 

Nếu mọi thứ vẫn ổn, okie, hãy chuyển sang nội dung chính của bài viết hôm nay.

Cách 1 : Thay đổi định dạng khổ giấy từ letter về A4


Lưu ý : Trong bài viết này, mình sẽ sử dụng hệ điều hành Windows 10. Với những hệ điều hành khác cũ hoặc mới hơn, anh em cứ làm tương tự nhé !

- Nhấn tổ hợp phím Windows + S, sau đó gõ vào từ "printer" và chọn kết quả Printers & scanner như ở hình dưới.

Lỗi khổ giấy A4 và Letter trên máy in HP 2035
Mở phần cài đặt máy in

- Nhấn Manage ở máy in bạn muốn cấu hình. 

Lỗi khổ giấy A4 và Letter trên máy in HP 2035
Chọn máy in từ danh sách các máy in

- Sau đó, chọn tiếp Printer properties để tiến hành chỉnh sửa thuộc tính cho máy in HP2035.

Lỗi khổ giấy A4 và Letter trên máy in HP 2035
Cấu hình máy in HP2035

- Tại tab đầu tiên General, nhấn nút PreferencesAdvancedPaper size : chọn A4 nhé !

Lỗi khổ giấy A4 và Letter trên máy in HP 2035
Mở Preferences trên máy in

- Tab tiếp theo cần xử lý sẽ là Device Settings, thiết lập khổ giấy cho lần lượt tất cả các khay (tray) trên máy in HP2035 là A4. Sau đó lưu lại.

Lưu ý : Tùy thuộc vào hệ điều hành hoặc driver cài đặt mà tab Device Settings có thể sẽ không xuất hiện. Với trường hợp này, anh em chỉ cần thao tác duy nhất tab General thôi nhé.

Lỗi khổ giấy A4 và Letter trên máy in HP 2035
Chọn khổ giấy cho toàn bộ khay trên Hp2035

Sau khi hoàn tất cấu hình, hãy in thử kết quả. Nếu okie thì không sao, còn nếu khổ giấy in ra vẫn là letter thì chuyển sang cách tiếp theo nhé 😈

Cách 2 : Thay đổi cài đặt trên Word

Mình đã từng hết hy vọng cho đến khi thử cách này =)) Đôi khi, sao trên trời lại gần ngay trước mắt. Cứ tập trung vào fix lỗi trên máy in mà quên béng mất còn 1 thằng cũng cần được quan tâm nữa, nó chính là phần mềm soạn thảo văn bản Word đấy 500 anh em :))

- Mở Word Office, ở bài viết nay mình dùng phiên bản 2016 nhé. 
- Chọn File / Options.
- Bên menu trái, nhấn Advanced, tìm đến mục Print và bỏ dấu tích ở ô Scale content for A4 or 8.5 x 11'' paper size

Okay, xong rồi đấy. Giờ thì in vèo vèo luôn nhé. Chúc anh em may mắn !

Lỗi khổ giấy A4 và Letter trên máy in HP 2035
Fix lỗi khổ giấy A4 và Letter trên máy in HP 2035


Từ khóa tìm kiếm :

  • chỉnh chế độ in a4 hp2035
  • lỗi khổ giấy máy in hp 2035
  • cách chỉnh khổ giấy trong máy in win 10
  • cài đặt khổ giấy A4 hp2035n
  • in A4 trên máy in hp2035
  • cài đặt khổ giấy a4 cho máy in hp2035n

Hướng dẫn tạo usb boot bằng Boot DLC 2017

20:46 |

Thay vì sử dụng đĩa CD, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình 1 chiếc USB boot DLC nhỏ gọn và tiện dụng hơn nhiều.


Hướng dẫn tạo usb boot bằng Boot DLC 2017
Hướng dẫn tạo usb boot bằng Boot DLC 2017

DLC là một bản hiren's boot mà mình cực kỳ hài lòng từ khi bắt đầu sử dụng. Cho tới thời điểm hiện nay thì DLC boot đã ra tới phiên bản 2022 tuy nhiên ở bài viết này mình chỉ giới thiệu về phiên bản 2017 mà thôi. Và có lẽ DLC boot 2017 cũng là quá okie rồi, đầy đủ chức năng cho anh em test.

Format USB với định dạng NTFS


Lưu ý : USB nên có dung lượng tối thiểu là 8Gb và hỗ trợ kết nối 3.0, nếu anh em chưa có USB thì hãy đặt mua hàng trên tiki nhé, ngon bổ rẻ :D.


Mở my computer, chuột phải vào USB ⇒ chọn Format.

Hướng dẫn tạo usb boot DLC
Format USB với định dạng NTFS

Tại mục File system, hãy chọn định dạng là NTFS
Không nên chọn FAT32 vì với định dạng này, bạn sẽ không thể copy được các file có dung lượng lớn hơn 4Gb vào trong USB (các bản ghost win 10 chẳng hạn).

Hướng dẫn tạo usb boot DLC
Format USB với định dạng NTFS

Đợi một lát là xong, okay giờ tới bước quan trọng tiếp theo.

Tạo usb boot DLC phiên bản 2017


Lưu ý : Thao tác được tiến hành trên Windows 10, với các hệ điều hành Windows khác anh em cũng làm tương tự nhé.

Bước 1 : Tải về file iso (dung lượng 2,38Gb)


Bước 2 : Mở file iso.
- Cách 1 : click đúp chuột trái.
- Cách 2 : Chuột phải vào file iso, chọn Open withWindows Explorer, có vẻ phức tạp hơn nhỉ :))

Hướng dẫn tạo usb boot DLC
Mở file iso trên Windows 10

Bước 3 : Tìm đến file DLCBoot và chạy bằng quyền administrator (quyền quản trị cao nhất).

Hướng dẫn tạo usb boot DLC
Chạy file DLCBoot

Bước 4 : Giao diện DLC boot 2017 xuất hiện, click vào icon USB màu xanh ở ngay dòng đầu tiên.

Hướng dẫn tạo usb boot DLC
Giao diện của DLC Boot 2017

Bước 5 : Ở cửa sổ tiếp theo, bạn sẽ phải cấu hình các thông số cho USB.
- Chọn thiết bị dùng để ghi bản boot. Hiện tại mình chỉ cắm duy nhất 1 USB là ổ J - 28,8Gb thôi. Thao tác format đã được thực hiện ở bên trên nên mình không lặp lại nữa.
- Nhấn Create Boot, thông báo xuất hiện chọn tiếp Yes nhé.
- Đợi một lát để Windows copy dữ liệu hiren's boot dlc vào USB, thời gian nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào kết nối của USB, 3.0 sẽ có tốc độ nhanh hơn nhiều so với 2.0.

Hướng dẫn tạo usb boot DLC
Bắt đầu tạo USB boot DLC 2017

Nếu nhận được thông báo như này thì xin chúc mừng :)) bạn đã tạo usb boot dlc thành cmn công rồi nhé. Trong trường hợp gặp lỗi, thử format USB và thao tác lại xem.

Hướng dẫn tạo usb boot DLC
Tạo thành công USB boot DLC

Test usb boot DLC 2017


Bước này quan trọng vl luôn :)) Để chắc chắn là USB boot DLC của bạn hoạt động bình thường thì nó cần được test bằng phần mềm Ultimate Boot USB. Chi tiết hơn mời anh em xem ở bài hướng dẫn bên dưới nhé.


Nếu giao diện xuất hiện như hình dưới thì okie, mọi thứ đã hoàn tất. Việc tiếp theo chỉ là copy bản ghost và các ứng dụng quan trọng vào trong USB thôi, chúc may mắn !

Hướng dẫn tạo usb boot DLC
Giao diện khi chạy USB DLC boot 2017


Từ khóa tìm kiếm :

  • tạo USB Boot DLC 2017
  • usb dlc boot 2017
  • dlc boot 2017 download
  • tao usb boot dlc boot 2019
  • hướng dẫn sử dụng dlc boot 2017
  • tao usb boot dlc uefi
  • huong dan tao usb boot dlc 2017
  • cách tạo dlc boot 2017 v3.4 final bằng usb