MMO - kiếm tiền online và thủ thuật máy tính


Cộng đồng vui bựa status Tham gia đê

Seo từ khóa bằng Incoming search terms ngay trong bài viết

08:58 |

SEO onpage hiệu quả với incoming search terms.


Seo từ khóa bằng Incoming search terms ngay trong bài viết
Seo từ khóa bằng Incoming search terms ngay trong bài viết

Khi lướt web chắn hẳn không ít lần bạn đã từng bắt gặp cụm từ incoming search terms ở cuối bài viết và kèm theo đó là 1 dãy từ khóa ở phía sau. Ví dụ :

Incoming search terms 


  • seo từ khóa 
  • seo keyword 
  • mật độ từ khóa trong seo

Incoming search terms thực chất  là 1 cách SEO từ khóa ngay trên trang (SEO onpage) nhưng kín đáo và an toàn trước thuật toán của các bộ máy tìm kiếm. Incoming search terms thường được đặt ở cuối mỗi bài viết nên không hề gây khó chịu cho người xem. Với 123itvn, mình không dùng cụm từ "incoming search terms" mà thay vào đó là "Từ khóa tìm kiếm", vừa dễ hiểu và mình cũng thích tiếng Việt hơn :)

Sử dụng incoming search terms có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào những từ khóa mà bạn khai thác. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta có thể nghĩ ra 1 danh sách các từ khóa cần SEO để đưa vào phần incoming search terms trong bài viết. Đó là cả 1 nghệ thuật :))

Cách lựa chọn từ khóa cho incoming search terms


Với kinh nghiệm này, mình hi vọng các bạn sẽ biết cách sử dụng từ khóa hợp lý hơn trong incoming search terms, vừa tốt cho SEO vừa thân thiện với các bộ máy tìm kiếm - Google chẳng hạn.

Bước 1 : xác định từ khóa cần SEO, ví dụ : "khảo sát trực tuyến ipanel"
Bước 2 : vào Google, nhập từ khóa và nhấn tìm kiếm.
Bước 3 : Kéo danh sách kết quả xuống phía dưới, bạn sẽ thấy phần Các tìm kiếm liên quan đến khảo sát trực tuyến ipanel, đây chính là những từ khóa mà người dùng cũng thường xuyên tìm kiếm trên Google.

Danh sách các từ khóa liên quan

Bước 4 : Lựa chọn những từ khóa mà bạn thấy chúng có liên quan nhất tới từ khóa đang SEO, sau đó cho vào mục incoming search terms là okie :)
Với từ khóa "khảo sát trực tuyến ipanel" ở ví dụ trên mình sẽ sử dụng thêm 2 gợi ý được khoanh đỏ. Thậm chí mình cũng có thể bỏ đi từ khóa thứ nhất vì nó đã được gọi lại trong từ khóa thứ 2 "ipanel online survey".

Lưu ý về incoming search terms


Không phải từ khóa nào cũng sẽ có gợi ý liên quan như trên vì chúng ít khi được tìm kiếm trên Google. Trong trường hợp này, hãy sử dụng khả năng sáng tạo của bạn để tạo ra những từ khóa phù hợp nhất với incoming search terms.

SEOer tuyệt đối không được lợi dụng incoming search terms để nhồi nhét từ khóa, cách làm này chắc chắn sẽ phản tác dụng vì bị dính thuật toán của Google. Nên sử dụng từ 4 - 8 keyword là ổn :)


Từ khóa tìm kiếm :

  • cách sử dụng incoming search terms
  • seo bằng incoming search terms
  • mục incoming search terms trong seo
  • how to use incoming search terms

Quản trị website bằng Google Search Console (Google Webmasters)

10:45 |

Với Google Search Console, quản trị viên sẽ nắm rõ hơn về cách tổ chức nội dung còn người làm SEO thì biết được những gì mà bộ máy tìm kiếm cần ở website của bạn.
[LƯU Ý] Google Webmasters là tên gọi cũ của Search Console.


Quản trị website bằng Google Search Console (Google Webmasters)
Quản trị website bằng Google Search Console (Google Webmasters)

Đăng ký tài khoản Search Console


Địa chỉ : https://www.google.com/webmasters/
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google để đăng nhập hoặc đăng ký tài khoản Google nếu chưa có.
Xem Clip



Thêm thuộc tính


Sau khi đăng nhập thành công, việc đầu tiên cần làm là đưa website vào danh sách thuộc tính. Ở đây, mỗi website sẽ được coi như 1 thuộc tính và được quản trị bởi Search Console.
- Nhập địa chỉ URL
Bạn có thể nhập URL của 1 website hoặc 1 ứng dụng android trên Google Play, tuy nhiên với nội dung bài viết này thì chúng ta sẽ bỏ qua phần android nhé, mình lấy ví dụ URL web : http://www.vuistt.com/
- Nhấn Thêm thuộc tính để chuyển sang bước tiếp theo.

Quản trị website bằng Google Search Console (Google Webmasters)
Thêm thuộc tính trong Search Console (Google Webmasters)

- Tại đây, Google sẽ yêu cầu bạn phải xác minh quyền sở hữu với website thông qua nhiều phương pháp. Bạn có thể lựa chọn bất kỳ phương pháp nào phù hợp và làm theo thướng dẫn. Nhấn Xác Minh khi mọi thứ đã hoàn tất.

Quản trị website bằng Google Search Console (Google Webmasters)
Các phương thức xác mình trong Search Console

Lưu ý : Quá trình xác minh có thể mất tới vài ngày. Và trong khoảng thời gian này, quản trị viên sẽ không thể nhìn thấy bất cứ thông tin nào cuae website trong Google Webmasters.

Quản trị website (thuộc tính)


Google Webmasters cung cấp rất nhiều công cụ để quản trị nội dung web. Mình sẽ liệt kê những chức năng chính mà mình cảm thấy thực sự có hiệu quả. Đối tượng áp dụng  : www.123itvn.com

Danh sách chức năng trong
Search Console

Lưu lượng tìm kiếm


Phân tích tìm kiếm (keyword) : tổng hợp thông tin về tất cả các truy vấn, số lần nhấp chuột, vị trí trong kết quả tìm kiếm, ... liên quan tới website. Chỉ nhìn vào đây cũng có thể biết từ khoá nào được SEO tốt, từ nào chưa. Hãy điều chỉnh lại cho phù hợp :D

Quản trị website bằng Google Search Console (Google Webmasters)
Phân tích từ khoá rất cụ thể trong Google Search Console (Google Webmasters)

Các liên kết tới trang web (backlink) : thống kê số lượng tên miền, backlink và những trang đang đặt backlink trỏ về website của bạn

Quản trị website bằng Google Search Console (Google Webmasters)
Thống kê backlink trong Google Search Console

Thu thập dữ liệu



Tạo sitemap


Thông qua sitemap, các bộ máy tìm kiếm sẽ hiểu rõ hơn về cấu trúc cũng như nâng cao hiệu quả thu thập thông tin trên website của bạn.
Tham khảo : tạo sitemap cho blogspot

Lập chỉ mục (index) - Tìm nạp như Google


Đưa bài viết vào danh sách kết quả tìm kiếm trên Google một cách nhanh nhất có thể.
Ví dụ : với 1 website có lượng truy cập 2000/ngày thì mỗi bài viết mới sẽ cần khoảng 5 ngày để được index. Tuy nhiên nếu sử dụng công cụ lập chỉ mục trong Search Console, thời gian này chỉ còn tính bằng giờ, tức là nhanh hơn rất nhiều lần.
Xem chi tiết : lập chỉ mục cho website

Tài nguyên khác


- Page Speed Insight : công cụ phân tích, đánh giá và tăng tốc website.
- Tìm kiếm tùy chỉnh : xây dựng trang tìm kiếm giống Google cho website của bạn, cái này mình sẽ cập nhật sau :)

Lời kết


Hi vọng với việc khai thác Search Console (Google Webmasters), chúng ta sẽ có thể cải thiện đáng kể nội dung website, đẩy mạnh hiệu quả trong làm SEO. Chỉ cần làm tốt điều này là bạn đã có 1 website hoàn toàn khoẻ mạnh !


Từ khóa tìm kiếm :

  • google search console là gì
  • search console và google webmasters
  • quản trị web bằng google  search console
  • seo website bằng search console

Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa Helu Ranking

08:40 |

Helu Ranking là một công cụ miễn phí cho phép chúng ta kiểm tra thứ hạng từ khóa một cách nhanh chóng và chính xác.


Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa Helu Ranking
Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa Helu Ranking

Công cụ Helu Ranking


Helu ranking là một chức năng con trong hệ thống website của Helu Team. Thông qua cơ chế giả lập con người , Helu Ranking cho phép bạn kiểm tra thứ hạng của các từ khóa với số lượng tối đa là 10 từ khóa cùng một lúc, đăng ký tài khoản thì số lượng sẽ cao hơn nhiều nhé.

Ưu điểm đầu tiên và cũng là quan trọng nhất của Helu Ranking là kết quả trả lại khá chính xác. Chênh lệch hầu như không có hoặc không đáng kể, nếu chưa tin, bạn có thể tự tay kiểm tra độ tin cậy của công cụ này bằng việc so sánh kết quả giữa nó và việc bạn tìm kiếm trực tiếp trên Google với cùng một từ khóa.

Helu ranking tương thích với bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet. Với nhu cầu kiểm tra từ khóa đơn giản, bạn không cần đăng ký bất kỳ một tài khoản nào mà có thể sử dụng được luôn như mì ăn liền :)

Cách sử dụng công cụ Helu Ranking


Bước 1


Bước 2 : Thiết lập thông số đầu vào
- Tên miền cần kiểm tra, có hay không có "www" cũng được.
- Chọn Search Engine (bộ máy tìm kiếm) phù hợp.
Hiện tại Helu Ranking đang hỗ trợ tìm kiếm trên 2 bộ máy của Google, thực ra cùng là một thằng  nhưng nó phân chia thành 2 khu vực địa lý. Bạn có thể chọn cái nào cũng được nhé.
⇒ google.com là tìm kiếm trên toàn thế giới
⇒ google.com.vn tìm kiếm ở khu vực Việt Nam

Bước 3 : Nhập danh sách từ khóa
- Mỗi từ khóa nằm trên 01 dòng hoặc ngăn cách nhau bằng dấu phẩy.
- Tối đa 10 từ khóa. Nếu bạn muốn nhiều hơn, hãy đăng ký thành viên :D

Nhấn KIẾM TRA để check thứ hạng từ khóa thông qua Helu Ranking.

Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa Helu Ranking
Giao diện kiểm tra thứ hạng từ khóa của Helu Ranking

Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa Helu Ranking
Thứ hạng từ khóa trả về trên Helu Ranking

Lời kết


Helu Ranking là 1 công cụ rất đáng để trải nghiệm với người làm SEO.
Từ lúc mới sử dụng (04/2014) cho đến nay, Helu Ranking luôn không ngừng đổi mới để mang tới kết quả tốt nhất, đây là điểm cộng đầu tiên mình thấy được. Nếu bạn muốn quản lý và kiểm tra thứ hạng từ khóa một cách chuyên nghiệp hơn, hãy đăng ký gói dịch vụ của Helu Ranking nhé :)


Từ khóa tìm kiếm :

  • ranking helu vn
  • công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa
  • phần mềm kiểm tra thứ hạng từ khóa miễn phí
  • công cụ helu ranking check từ khóa 
  • helu ranking kiểm tra từ khóa
  • check thứ hàng từ khóa bằng helu ranking

Giao diện mobile thân thiện - tiêu chí mới của Google Seo

09:35 |

Bắt đầu từ ngày 21 tháng 4, Google tìm kiếm sẽ sử dụng tính thân thiện của giao diện mobile để làm tiêu chí xếp hạng mới. Và như vậy, Seoer lại có việc để làm :)


Giao diện mobile thân thiện - tiêu chí mới của Google Seo
Giao diện mobile thân thiện - tiêu chí mới của Google Seo

Thông tin này được đăng tải chính thức trong bảng tin của Adsense trợ giúp, các bạn có thể xem chi tiết tại địa chỉ sau : https://support.google.com/adsense/answer/6196932?hl=vi&utm_source=aso&utm_medium=link&utm_campaign=ww-ww-et-asfe_

Giao diện mobile


Giao diện mobile là một "phiên bản khác" của website khi bạn truy cập trên điện thoại. Với một website chưa được thiết kế giao diện mobile, dù truy cập bằng máy tính hay điện thoại thì nội dung vẫn được hiển thị với tỷ lệ như nhau, và khi đó người dùng sẽ phải cực kỳ chật vật để đọc được 1 bài viết trên thiết bị di động.

Cách đây vài năm, khi thời đại smart phone chưa bước vào giai đoạn bùng nổ, giao diện mobile vốn không hề quan trọng với quản trị viên, bởi chả mấy ai lướt web bằng điện thoại. Nhưng giờ thì khác. Hầu hết các website ở Việt Nam đều đã có giao diện mobile, từ những trang tin tức, bán hàng trực tuyến,cho đến blog cá nhân như cái trang bạn đang xem :)) ...

Giao diện mobile thân thiện có quan trọng trong Seo ???


Thông báo mới của Google có vẻ tác động không nhiều lắm đến giới Seoer. Vì giao diện mobile gần như đã có sẵn khi website được thiết kế, trong khi đó Seo và thiết kế web lại là 2 mảng hoàn toàn khác nhau.

Bên cạnh đó, nếu bạn chỉ tập trung vào việc phát triển giao diện mobile mà bỏ quên các công đoạn khác như seo onpage hay seo offpage ... thì việc làm Seo cũng không còn hiệu quả. Do đó, cá nhân mình nghĩ việc thiết kế một giao diện mobile thân thiện là điều cần thiết nhưng chưa hẳn thực sự quan trọng, khi mà mỗi người ta lại có cái nhìn và gu thẩm mỹ khác nhau.

Kiểm tra tính thân thiện của giao diện mobile




- Nhập tên website rồi nhấn Phân tích.
- Đợi 1 lát, hệ thống sẽ trả lại kết quả cho bạn.

Giao diện mobile của 123itvn.com do mình tự thiết kế theo ý thích đến 90%, tại thời điểm đó mình cũng chẳng bận tâm đến việc nó có thân thiện với thằng Google hay không :))

Giao diện mobile thân thiện - tiêu chí mới của Google Seo
Bạn thì sao ? 

Cách thiết kế giao diện mobile "thân thiện" cho website của bạn


Lưu ý :
- Hãy chắc chắn là bạn nắm vững về code của nền tảng / ngôn ngữ lập trình hiện tại trên website.
- Sao lưu dữ liệu thành một bản, nếu có sai sót trong quá trình thiết kế, bạn vẫn có thể khôi phục lại từ đầu.

Sử dụng giao diện responsive


Với bất cứ thiết bị hay kích cỡ màn hình nào, giao diện responsive cũng đều tự động hiển thị nội dung theo một thứ tự nhất định. Khi đó, cả website chỉ sử dụng duy nhất 1 giao diện chứ không phân thành 2 loại giao diện desktop (máy tính để bàn) và giao diện mobile nữa.

Với giao diện responsive, quản trị viên không cần tác động nhiều đến code mà vẫn đáp ứng được yêu cầu đa màn hình của Google. Bạn có thể lựa chọn rất nhiều template responsive có sẵn trên mạng cho cả Wordpress và Blogspot ...Vấn đề là nó có thân thiện hay không ??? À không, miễn bạn thấy đẹp mắt và thích là được :))

Coder bơi vào đây


Dựa trên code có sẵn, quản trị viên sẽ lập trình thêm những nội dung mới để hoàn thiện việc hiển thị trên giao diện mobile. Đây là cả một quá trình để bạn nghiên cứu và xây dựng code, dù có giải thích thêm thì cũng rất khó để mình chia sẻ được những điều này với các bạn. Nếu không tự tin, đừng lựa chọn cách này.

Blog cá nhân 123itvn thực chất là nền tảng blogger của Google. Thời gian đầu, mình dùng luôn giao diện mobile có sẵn của nó, nhiều lúc muốn sửa lại nhưng loay hoay mãi không được vì giao diện mobile trên blogspot được thiết kế rất đặc biệt. Lúc đấy, mình đã từng chửi thầm mấy thằng lập tình viên của Blogger :))

Sau này nghiên cứu thêm, khi đã hiểu rõ hơn về cấu trúc code, mình mới có thể thiết kế lại hoàn toàn giao diện mobile cho 123itvn. Các bạn có thể tham khảo thêm ở đây nhé : www.123itvn.com/?m=1


Từ khóa tìm kiếm :

  • seo google với giao diện mobile
  • giao diện mobile thân thiện trong seo
  • tiêu chí seo mới : giao diện mobile

Làm thế nào để seo hình ảnh hiệu quả

12:49 |

Bên cạnh seo cơ bản thì seo hình ảnh cũng tương đối quan trọng, nhất là khi nhu cầu tìm kiếm bằng hình ảnh ngày càng phổ biến hơn.


Làm thế nào để seo hình ảnh hiệu quả
Làm thế nào để seo hình ảnh hiệu quả

Theo nhận định của mình thì người Việt Nam nói chung rất ít khi sử dụng đến những công cụ tìm kiếm bằng hình ảnh. Có lẽ đây là lý do đầu tiên khiến cho việc seo hình ảnh vẫn chưa thực sự được người làm seo quan tâm. Tuy nhiên, nếu biết cách khắc phục điểm yếu này, chúng ta sẽ khai thác được rất nhiều giá trị từ các bộ máy tìm kiếm.

Cách seo hình ảnh hiệu quả


Seo thuộc tính alt của thẻ <img/>


Cho đến thời điểm này, mặc dù các bộ máy tìm kiếm đã được phát triển ngày càng thông minh nhưng chúng vẫn chưa đủ khả năng để có thể hiểu được nội dung của một hình ảnh. Đó là lý do vì sao mà thuộc tính alt lại trở nên cực kỳ quan trọng trong việc seo hình ảnh.

Hiểu đơn giản, thuộc tính alt chính là nội dung ngắn gọn mà hình ảnh muốn truyền tải và ít nhất nó cũng phải chứa từ khóa bạn đang seo. Từ blogger cho đến wordpress .... hệ thống nào cũng đều hỗ trợ việc bổ sung thuộc tính alt cho hình ảnh, vấn đề là bạn có quan tâm đến chúng khi soạn thảo hay không :)

Ví dụ so sánh về mã nguồn 2 hình ảnh
- hình ảnh được seo : <img src="..."  alt="làm thế nào để seo hình ảnh" />
- hình ảnh bình thường : <img src="..."  />

Sử dụng thuộc tính title


So với alt, title cũng là một thuộc tính quan trọng của thẻ <img/>, nó có tác dụng hiển thị thông điệp hình ảnh khi người đùng đưa con trỏ vào hình ảnh đó. Mình không chắc là  thuộc tính alt có thực sự hiệu quả trong seo hay không nhưng ít nhất nó cũng sẽ giúp nội dung của bạn trở nên thân thiện hơn với khách truy cập.

Làm thế nào để seo hình ảnh hiệu quả
Seo hình ảnh bằng 2 thuộc tính title và alt trong định dạng soạn thảo của blogspot

Thêm chú thích cho hình ảnh


Thực chất việc thêm chú thích cho hình ảnh là một thủ thuật khéo léo trong việc seo từ khóa và mình đang áp dụng rất hiệu quả điều này. Nếu bạn là một người thường xuyên đọc bài trên 123itvn thì sẽ không khó lắm để có thể phát hiện ra việc thường xuyên chèn từ khóa vào trong chú thích của mình, ngay cả bài viết này cũng vậy :)

Lời kết


Seo hình ảnh là một công việc đơn giản và mình nghĩ là chúng ta đều có thể đạt được hiệu quả nhanh chóng khi dành thêm một chút thời gian cho nó !


Từ khóa tìm kiếm :

  • cách seo hình ảnh như thế nào
  • seo thuộc tính alt của hình ảnh
  • seo hình ảnh theo chuẩn google
  • cach seo hinh anh

Tăng tốc website với Google PageSpeed Insights

12:37 |

PageSpeed Insights - công cụ tăng tốc website hiệu quả được Google thiết kế dành riêng cho dân SEOer.


Tăng tốc website với Google PageSpeed Insights
Tăng tốc website với Google PageSpeed Insights

- Với SEO, tốc độ website là một yếu tố để Google xếp hạng tìm kiếm.
- Với người dùng, tốc độ website quyết định đến thời gian truy cập, ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ Bounce Rate (cũng liên quan đến SEO)
Hiện nay, đa số chúng ta đang thực hiện SEO theo chuẩn của Google, do đó việc tăng tốc website dù ít hay nhiều cũng sẽ có tác động tích cực đến thứ hạng tìm kiếm.

PageSpeed Insights là một công cụ hữu ích của Google cho phép chúng ta kiểm tra và cải thiện tốc độ load web. Sau khi phân tích, PageSpeed Insights sẽ đưa ra đánh giá tổng quan về tốc độ hiện tại của website cùng với những gợi ý giúp tăng tốc website hiệu quả.

Cách sử dụng


- Nhập địa chỉ của website rồi nhấn "Phân tích"

Tăng tốc website với Google PageSpeed Insights
Giao diện PageSpeed Insights

Thang đánh giá (dành cho cả giao diện mobile và giao diện desktop) :
- Xuất sắc : 85 ⇒ 100
- Tốt : 70 ⇒ 85
- Kém : 0 ⇒70

Nhờ PageSpeed Insights mà rất nhiều nhược điểm của website sẽ được phát hiện. Tất nhiên, những gợi ý của Google là một chuyện, còn khả năng tối ưu của chúng ta lại là một chuyện khác. Rất khó để có thể đạt được thang điểm xuất sắc, khi mà website nào cũng chứa đầy hình ảnh và những đoạn mã xử lý từ bên thứ 3(script). Đây là 2 nguyên nhân chính làm tốc độ website bị giảm đi đáng kể.Do đó, "Tốt" sẽ mục tiêu tối thiểu khi tăng tốc website.

Tăng tốc website với Google PageSpeed Insights
Tốc độ của website 123itvn.com lần lượt là 60/100 và 80/100

Khắc phục đề xuất của Google PageSpeed Insights


1. Giảm bớt JavaScritp
Tối ưu JavaScript bằng cách đặt mã ngay trên trang hoặc trong host riêng của website.
Ví dụ :
- Thay vì sử dụng <script src="link_từ_bên_thứ_3" type="text/javascript"/>
- Hãy sử dụng <script type="text/javascript">đoạn mã</script>, việc đọc mã ngay trên trang sẽ nhanh hơn rất nhiều là việc tải và đọc mã từ một trang khác.

2. Tối ưu hóa hình ảnh
- Hạn chế về số lượng + kích cỡ hình ảnh hiển thị trên trang chủ.
- Resize hình ảnh để giảm thiểu dung lượng khi tải trang. Trên thực tế, việc resize hình ảnh rất ít khi được chúng ta quan tâm khi làm SEO mặc dù nó là nguyên ngân chính dẫn tới tốc độ website bị chậm.

Ví dụ : hình ảnh A có kích thước ban đầu là 400 x 300, khi hiển thị bạn đặt lại kích thước chỉ còn 200 x 100. Về hình thức, rõ làng là hình ảnh A có bé hơn trước nhưng về dung lượng thì mọi thứ vẫn không hề thay đổi. Dù bạn có đặt lại kích thước cho A bé thế nào đi chăng nữa thì mỗi lần tải trang, bức ảnh vẫn ngốn bằng đấy dung lượng.

Do đó, việc resize hình ảnh là điều rất cần thiết. Chúng ta có thể sử dụng code trên mạng hoặc resize hình ảnh bằng photoshop sao cho phù hợp với việc hiển thị. Website của mình sau khi resize, tốc độ tải trang đã tăng lên đáng kể từ 63/100 lên 80/100 :)

3. Giảm bớt HTML
Tinh chỉnh, loại bỏ những mã HTML và CSS không cần thiết. Nếu bạn không am hiểu về code, điều này tương đối khó khăn. Mặc dù dung lượng của những mã này không đáng kể nhưng nếu để tăng tốc website hiệu quả nhất, đừng bỏ qua đề xuất này nhé.

Một vài đề xuất khác :
4. Nâng cao lưu vào bộ nhớ cache trong trình duyệt
5. Giảm thời gian phản hồi của máy chủ


Từ khóa tìm kiếm :

  • tăng tốc website với pagespeed insights
  • pagespeed insights tăng tốc website như thế nào
  • sử dụng google pagespeed insights để tăng tốc
  • cách tăng tốc website bằng pagespeed insights

Danh sách các website, forum PR cao để đặt backlink - PR 6

15:01 |

Trong SEO Offpage, backlink là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố duy nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của website trên kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, số lượng backlink nhiều chưa hẳn đã giá trị bằng chất lượng của backlink từ các website, forum PR cao 6, 7, 8, 9, 10.


Mỗi phần, mình sẽ cung cấp cho các bạn danh sách các website, forum trong và ngoài nước có PR cao theo thứ tự lần lượt bắt đầu từ PR 6. Nhìn chung thì cách lấy backlink phổ biến nhất hiện nay chủ yếu vẫn là từ chữ ký hoặc từ website trong phần thông tin cá nhân, do đó để backlink được index nhanh chóng, các bạn chủ động click vào backlink nhé.

Danh sách các website, forum PR 6 nước ngoài


1. http://www.coffeegeek.com/

- Ở bên phải màn hình, chọn Sign up để đăng ký tài khoản.

- Sau khi đăng kỹ thành công, chọn edit profile để thiết lập thông tin cá nhân.


- Điền URL vào mục Website rồi lưu lại.


- Nhấn view profile để kiểm tra.

2. http://armorgames.com/ 

- Nhấn Create Account để tạo tài khoản.


- Sai khi tạo thành công, click vào tên tài khoản phía trên menu ngang rồi chọn Edit Profile


- Ở mục Biography (tiểu sử), điền website vào đó rồi ấn Save Profile để lưu lại.


- Chọn View Profile để kiểm tra lại.

3. http://www.fanpop.com/

- Click Sign in để tạo tài khoản.


- Trên menu ngang, chọn Profile để cài đặt thông tin tài khoản.


- Chọn tiếp Edit Profile


- Ở mục Personal Website, điền lần lượt tên website hoặc từ khóa bạn đang SEO vào ô đầu tiên và đường dẫn website vào ô thứ 2. So với những trang khác, backlink này có giá trị hơn hẳn bởi nó không đơn thuần chỉ là backlink từ một website có PR cao mà nó còn là anchor text link khá chất lượng.

Sau khi cập nhật, ấn Submit để lưu lại thông tin.


- Nhấn Profile trên menu ngang để kiểm tra lại.

4. http://weheartit.com/

- Nhấn Join để đăng ký tài khoản.


- Sau khi đăng ký thành công, đưa con trỏ vào avatar rồi chọn Settings từ menu thả xuống.

- Điền URL website vào mục Link, sau đó nhấn Save changes để lưu lại.


- Click avatar để kiểm tra lại.

5. http://www.mapmyfitness.com/

- Đăng ký tài khoản thông qua facebook hoặc email.


- Đưa con trỏ chuột vào tên người dùng rồi chọn SETTINGS, sau đó chọn tiếp ABOUT ME bên menu trái.


- Ở phần ABOUT ME, kéo xuống dưới chúng ta sẽ thấy ngay mục WEB LINKS, hãy điền URL website vào đó rồi ấn SAVE để lưu lại.


- Tại menu trái, chọn tiếp PRIVACY. Ở mục Privacy Level, chọn Public.Share With Everyone để backlink được hiển thị trên thông tin tài khoản. Sau đó ấn SAVE lần nữa.


- Click vào tên tài khoản trên thanh menu ngang (bên cạnh hình cái kính lúp) để xem trang tổng quan tài khoản, kéo xuống dưới để kiểm tra lại backlink ở mục ABOUT ME.


6. https://www.mapmyrun.com/
7. http://www.mapmywalk.com/
8. http://www.mapmyride.com/ - PR7
9. http://www.mapmyhike.com/

Bốn website ở trên cùng nằm trong hệ thống với website thứ 5, do đó với những website này chúng ta không cần đăng ký tài khoản mới mà sử dụng luôn tài khoản ở http://www.mapmyfitness.com/ để đăng nhập và kiểm tra backlink tương tự ở mục ABOUT ME.

10. http://www.city-data.com/forum/

- Click Register để đăng ký tài khoản.
- Sau khi đăng ký thành công, trên thanh menu ngang chọn My Settings để cấu hình tài khoản. Sau đó chọn tiếp Edit your details ở menu bên trái.

-  Kéo nội dung xuống mục Home Page URL rồi điền vào khung đường dẫn website của bạn. Cuối cùng ấn Save Changes để lưu lại.


- Click vào tên tài khoản ở góc trên bên phải màn hình để kiểm tra backlink nhé.

Danh sách các website, forum PR 6 Việt Nam


01. http://diendan.camau.gov.vn/
02. http://ebook-hou.edu.vn/
03. http://dhktcn.edu.vn/forum.php
04. http://vinaglue.edu.vn/
05. http://ndfloodinfo.com/
06. http://sectionex.com/
07. capitalerts.com/
08. artstart.net/
09. gretawire.info/
10. http://makmur.info/
11. ababybedding.com/
12. rafamia.com/
13. cocaca.com/
14. mmfalaw.com/
15. girldevelopit.org/
16. http://liegroup.org/
17. http://postnukepro.com/
18. http://muscatforum.biz/
19. http://capitalerts.com/
20. http://artstart.net/

Bằng này chắc cũng SEO vật vã rồi nhỉ ^.^ Với các website, forum trong nước, chúng ta tiến hành đặt backlink ở chữ ký hoặc trong từng bài viết nhé. Nhớ đọc kỹ nội quy trước khi tham gia để tránh bị khóa tài khoản. Chúc cả nhà làm SEO hiệu quả !


Từ khóa tìm kiếm :

  • website pr cao de dat backlink
  • forum, dien dan pr cao lay backlink thoai mai
  • danh sách website, forum pr cao
  • lấy backlink từ website, forum pr cao

Cách tối ưu mật độ từ khóa trong SEO website

14:14 |

Khi tiến hành SEO website hoặc SEO bài viết trên website, chúng ta đều SEO một số lượng từ khóa nhất định. Tuy nhiên, nếu không biết cách tối ưu mật độ từ khóa, việc SEO website lên top Google sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi Google đang xử lý ngày càng mạnh tay việc nhồi nhét từ khóa của các SEOer.


Cách tối ưu mật độ từ khóa trong SEO website 2014


Thuật ngữ "mật độ từ khóa" trong SEO


Mật độ từ khóa (keyword density) là số lần xuất hiện hoặc số lần lặp lại của từ khóa trong nội dung bài viết trên website.

Theo Matt Cutts - kỹ sư phần mềm của Google, mật độ từ khóa là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá xếp hạng website trên danh sách tìm kiếm. Do đó, việc tối ưu mật độ từ khóa hợp lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc website đoạt được top 10 Google hay không.

Trong năm 2013, mỗi lần Google thả thú xổng chuồng là một lần càn quét lịch sử trong thế giới webmaster Việt Nam. Tất cả website spam từ khóa, nhồi nhét từ khóa vô tội vạ đều bị hạ thứ bậc, thậm chí là biến khỏi top 100. Chắn chắn thời gian tới sẽ còn nhiều biến động hơn nữa, anh em webmaster nên cẩn thẩn hơn trong việc sử dụng từ khóa hợp lý để không bị dính chưởng bởi các thuật toán Google

Bài liên quan : Cùng điểm danh các vật nuôi trong sở thú Google

Các công cụ kiểm tra mật độ từ khóa


Hiện nay, các công cụ SEO phục vụ cho việc kiểm tra mật độ từ khóa rất nhiều, chúng ta có thể sử dụng cùng lúc nhiều công cụ để so sánh tính chính xác mật độ các từ khóa. Tuy nhiên, mình không khuyến khích cách làm này, vì cơ bản chúng chỉ mang tính chất tương đối. Nếu phụ thuộc nhiều vào công cụ, chúng ta rất dễ mất phương hướng trong việc seo từ khóa lâu dài.

1. SEOquake


Hiện tại, mình đang sử dụng công cụ SEOquake. SEOquake hỗ trợ rất hiệu quả cho các chức năng seo website, trong đó bao gồm cả chức năng kiểm tra mật độ từ khóa (keyword density).

Sau khi cài đặt, một thanh công cụ mới sẽ xuất hiện ngay bên dưới thanh địa chị trên trình duyệt. Để kiểm tra mật độ từ khóa trong website, click vào biểu tượng Density

Cách tối ưu mật độ từ khóa trong SEO website 2014
SEOquake sẽ cung cấp cho chúng ta mật độ các từ khóa với độ dài lần lượt từ 1 cho đến 4 chữ. Tuy nhiên, đám mây từ khóa (Keywords cloud) mới là phần quan trọng nhất. Bạn seo từ khóa tốt hay không sẽ được nhìn thấy ngay thông qua "đám mây từ khóa".

Nếu từ khóa chính chúng ta đang seo được hiển thị to nhất đồng nghĩa với việc seo onpage đã đúng hướng. Còn không, hãy tối ưu lại nội dung trên website cho phù hợp.

Hình ảnh bên dưới là "đám mây từ khóa" của bài viết kiếm tiền cực nhanh trên haivl trong chuyên mục kiếm tiền online, các bạn có thể sử dụng công cụ SEOquake để kiểm tra, phân tích mật độ từ khóa rồi tự rút ra kinh nghiệm.

Cách tối ưu mật độ từ khóa trong SEO website 2014
Mật độ từ khóa của hai từ khóa "kiếm tiền" và "trên haivl"

2. Google Webmaster 


Chắc hẳn anh em webmasters Việt Nam đã khá quen thuộc với Google Webmaster - công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý, seo website. Giống như SEOquake, Google Webmaster cũng cho phép chúng ta kiểm tra mật độ từ khóa trên website nhưng chỉ khác duy nhất ở một điểm : Google Webmaster sẽ thống kê mật độ từ khóa trên toàn bộ website, bao gồm trang chủ cũng như tất cả các bài viết, các trang được chứa trong website đó trong khi SEOquake chỉ thống kê được mật độ từ khóa trên trang hiện tại.
Do đó, việc sử dụng công cụ Google Webmaster chỉ thực sự thích hợp khi chúng ta muốn kiểm tra việc SEO Onpage trên toàn website. Để sử dụng Webmaster, trên menu ngang, chọn Chỉ mục của Google / Từ khóa nội dung

Khi nào từ khóa chính mà bạn đang seo có tầm quan trọng cao nhất thì lúc đó việc seo website đang được thực hiện rất tốt. Hãy tiếp tục phát huy trong trương lai :) Như ở hình dưới, mình mới học seo nên từ khóa chính "kiem tien online "vẫn lẹt đẹt top 5, phải cố gắng nhiều nữa mới thành công được.

Nếu bạn chưa đăng ký tài khoản Google Webmaster, hãy tiến hành đăng ký tại đây.

Cách tối ưu mật độ từ khóa trong SEO website 2014

Tối ưu mật độ từ khóa trong nội dung website


Nếu website đang gặp vấn đề với việc nhồi nhét, lạm dụng từ khóa, chúng ta phải tiến hành tối ưu Onpage lại càng sớm càng tốt. Mình đã dành hẳn 1 tuần để nghiên cứu và tối ưu nội dung trên website sao cho phù hợp hơn với bộ máy tìm kiếm. Nhưng phải đến vài ngày sau, những thay đổi nay mới thực sự được Google ghi nhận thông qua việc lên top 10 của rất nhiều từ khóa. Một tín hiệu đáng mừng cho cách seo từ khóa trong năm nay.

Cách tối ưu mật độ từ khóa trong SEO website 2014

Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ chúng ta tối ưu mật độ từ khóa được tốt nhất
- Nếu seo trang chủ :
+ Hãy lồng ghép từ khóa vào trong các chuyên mục của website.
+ Khéo léo sử dụng từ khóa chính ở phần cuối website.

- Nếu seo bài viết :
+ Từ khóa cần seo nên có mặt trong tiêu đề, mô tả thậm chí là liên kết của bài viết.
+ Mật độ từ khóa phải lớn nhất trong nội dung bài viết và dao động từ 2.00 đến 5.00 ( cột Density trong bảng thống kê của SEOquake)
+ Sử dụng đa dạng từ khóa : từ khóa đồng nghĩa, từ khóa lên quan, ...để chúng cùng đẩy nhau lên top
Ví dụ : nếu từ khóa chính là kiem tien online, mình sẽ sử dụng thêm các từ kiem tien online nhanh (từ khóa liên quan), kiem tien tren mang (từ khóa đồng nghĩa), ...

Lâu lắm rồi mới viết được một bài về SEO. Rất hi vọng những chia sẻ nhỏ bé này sẽ giúp cho các bạn gặt hái được nhiều thành công hơn trên con đường seo. Nam CủPeo !


Từ khóa tìm kiếm :

  • seo website
  • seo từ khóa
  • mật độ từ khóa
  • ối ưu hóa website

SEO Onpage hiệu quả với công cụ SEOquake

13:45 |

SEOquake là một công cụ hỗ trợ rất hiệu quả cho các SEOer trong việc làm SEO. Với việc kết hợp nhiều chức năng phân tích, đánh giá website, SEOquake sẽ giúp bạn định hướng tốt phương hướng SEO, nhất là SEO Onpage.


Cài đặt tiện ích


SEOquake cho trình duyệt Firefox
SEOquake cho trình duyệt Chrome

Sau khi cài đặt, một thanh công cụ mới sẽ xuất hiện ngay bên dưới thanh địa chị trên trình duyệt của bạn. Thanh công cụ này bao gồm rất nhiều những thông số khác nhau , và chúng ta có thể coi mỗi thông số như một chức năng phân tích, đánh giá website đang truy cập.

Các chức năng trên SEOquake


Hình ảnhThông tin
Page Rank : được Google sử dụng để xếp hạng của website , pagerank có giá trị từ 0 đến 10 tương ứng với độ uy tín và chất lượng tăng dần của website đó
Google Index : Số lượng chỉ mục đã được lập bởi Google. Mỗi chỉ mục là một kết quả trỏ về website của bạn trong danh sách tìm kiếm
SEMrush Link : số lượng link trỏ về trang bạn đang xem
SEMrush Link Domain : số lượng link trỏ về tên miền bạn đang xem
2 thông số trên được đánh giá trên SEMrush
Với một website, Sermush Link Domain (LD)luôn cố định vì chỉ có bằng đó link trỏ về website
Còn với mỗi trang khác nhau, Semrush Link (L)sẽ luôn khác nhau.
Bing Index : Số lượng chỉ mục đã được lập bởi Bing, tương tự như Google
Alexa Rank : xếp hạng của website trên Alexa
Webarchive Age : tuổi của website
Số lượng like trên các mạng xã hội
Whois :chủ sở hữu của website
</>Page Source : xem mã nguồn của website
SEMrush Rank : xếp hạng của website trên SEMrush
SEMrush Price : Bản báo cáo lưu lượng truy cập
Internal links : liên kết nội bộ
External links : liên kết bên ngoài
Keywork density : mật độ từ khóa
Diagnosis : chuẩn đoán của SEOquake

SEO Onpage hiệu quả với công cụ SEOquake


Trong các chức năng trên, chỉ có duy nhất Diagnosis hỗ trợ cho chúng ta làm SEO Onpage hiệu quả. Bạn có thể dựa vào các thông số mà nó cung cấp để chỉnh sửa lại nội dung, thẻ, tiêu đề ... cho phù hợp.
Mình sẽ giải thích rõ từng thông số quan trọng, còn lại mình chỉ lướt qua để các bạn nắm được nội dung cơ bản.


URL : độ dài của tên miền

- Tên miền của bạn có độ dài càng ngắn càng tốt.
- Bộ máy tìm kiếm và khách truy cập có thể tương tác với website của bạn hiệu quả hơn khi bạn sử dụng tên miền có chứa từ khóa liên quan đến nội dung website.

Title : tiêu đề bài viết

- Google chỉ hiển thị 70 ký tự đầu của tiêu đề trong kết quả tìm kiếm, bao gồm cả khoảng trống.
- Để tối ưu, độ dài của title nên nằm trong khoảng từ 10 đến 70 ký tự và có chứa từ khóa của bạn.
 

Meta description : thẻ mô tả nội dung

- Thẻ mô tả rất hữu ích trong việc hiển thị nội dung website của bạn trên kết quả tìm kiếm.
- Độ dài tối ưu từ 70 - 160 ký tự và cũng nên chưa từ khóa tốt nhất của bạn.

Ví dụ : đoạn mô tả website của mình :
"Cách kiếm tiền online, kiếm tiền trên mạng nhanh và hiệu quả. Thủ thuật máy tính hữu ích, ứng dụng hay cho android"
Bạn có thể thấy đoạn mô tả này khái quát lại tất cả những nội dung chính có trên website của mình. Và mỗi câu đều có chứa từ khóa.

Meta keywords : từ khóa

- Là những từ, hoặc cụm từ có liên quan đến nội dung của trang web.
- Số lượng từ khóa nên có từ 5 đến 10 và là tiếng Việt không dấu.

Ví dụ : một trong những nội dung chính trên website của mình là chia sẻ kinh nghiệm kiếm tiền online, do đó từ khóa phải liên quan hoặc chính là nội dung này. Sau khi phân tích từ khóa, mình có một danh sách gồm cá từ : kinh nghiem, cach, kiem tien, online, tren mang.

Headings : tiêu đề cho nội dung

- Sau title, description, keyword thì Heading là đối tượng được bộ máy tìm kiếm của Google để ý tới.
- Nên sử dụng đa dạng heading từ H1 cho đến H6
- Heading cũng nên chứa từ khóa.

Images : hình ảnh

- Hình ảnh của bạn nên có thuộc tính alt. Bởi vì các bộ máy tìm kiếm cho đến thời điểm này vẫn chưa thể đọc được chữ hay nội dung trên một hình ảnh, do đó alt sẽ giúp được nội dung của bức ảnh.
Ví dụ : <img drc='đường_dẫn' title='tiêu_đề_ảnh' alt='Kinh nghiệm kiếm tiền'/>
- Việc sử dụng thuộc tính alt sẽ giúp Google index tốt hơn hình ảnh của bạn, phục vụ đắc lực cho việc SEO hình ảnh

Text/HTML ratio - Tỉ lệ giữa số lượng chữ / số lượng thẻ HTML

- Mình không quan tâm lắm đến thông tin này, nhưng SEOquake đưa ra lời khuyên tỉ lệ này càng lớn càng tốt. Tức là càng nhiều nội dung càng tốt.

Frames

Tối thiểu số lượng khung tin để tối ưu hóa website. Không sử dụng càng tốt.

Flash


Giúp cho website hiển thị nội dung tốt hơn, nhưng khiến Google khó index website của bạn, do đó không nên sử dụng Flash

Robots.txt

File này được sử dụng để chặn robots, không cho nó truy cập vào một hoặc một vài trang cụ thể. Bạn có thể tìm hiểu thêm trên mạng.

Lưu ý : Nếu bạn muốn sử dụng file robots.txt cho website của mình, hãy chắn chắn là bạn hiểu và biết cách sử dụng nó. Việc sử dụng sai các tính năng này có thể khiến blog của bạn bị công cụ tìm kiếm bỏ qua.

XML Sitemaps : sơ đồ Website

- Sitemaps giúp cho việc index bài viết được nhanh hơn.
- Sitemaps giúp công cụ tìm kiếm hiểu được ấu trúc website của bạn.

Language

Ngôn ngữ website của bạn, nếu chưa có bạn có thể chèn mã lang='ký_hiệu' vào trong thẻ <hmtl>
Ngôn ngữ khác nhau thì ký hiệu sẽ khác nhau, ký hiệu này là 2 ký tự đầu tiên của tên nước đó trong tiếng Anh, cụ thể tiếng Việt  là vi, tiếng Anh là en, ...
Ví dụ : <html  lang='en' xmlns='http://www.w3.org/1999/xhtml' > 

Doctype : loại tài liệu
Ví dụ : <!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Strict//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-strict.dtd">

Encoding : loại mã hóa

Google™ Analytics : chức năng thống kê, phân tích website của Google

Microformats : Đánh dấu cấu trúc dữ liệu

Dublin Core : cài đặt tiêu chuẩn cho nội dung
Geo Meta Tags : một số thẻ Meta sử dụng cho công cụ tìm kiếm của Bing
Feeds : Đường dẫn feed cho phép website khác lấy dữ liệu từ website của bạn
Favicon : ảnh đại diện website

IP : địa chỉ IP của server

Gzip : tính năng nén dữ liệu để truyền tải nhanh hơn trên Server

SEQquake có 3 mức độ đánh giá cho mỗi tiêu chí

1. Tốt ( màu xanh lá )
2. Trung bình ( màu vàng )
3. Yếu ( màu đỏ ).

Việc dựa vào các mức độ này để tối ưu lại Onpage là điều cần thiết, tuy nhiên rất khó để có thể tối ưu 100%, với một số tiêu chí, chúng ta không thể can thiệp trực tiếp vì nó ảnh hưởng khá nhiều đến hệ thống. Ví dụ : Gzip. Bạn chỉ cần làm hết sức, chắc chắn sớm hay muộn thì vị trí của website trên bảng xếp hạng sẽ được cải thiện !